Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Pháp ngữ
160343_10-10-gg-dn-vn-mexico
Việt Nam – Mexico, kết nối điểm cầu giữa ASEAN và Châu Mỹ Latinh
17/10/2016
detmay_xatn
Xúc tiến xuất khẩu tại Mozambique
18/10/2016

Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Pháp ngữ

moit-14686607_692638990898691_229189600_n
https://www.facebook.com/DEKS-AIR-Vietnam-CARGO-438424506365653/

Trưa ngày 11/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì với Bà Michaelle Jean, Tổng Thư ký Pháp ngữ đã có buổi Gặp mặt các Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Pháp ngữ kinh doanh tại Việt Nam.

Buổi gặp mặt nhằm mục đích tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Pháp ngữ, thúc đẩy hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ, góp phần đoàn kết và thịnh vượng chung của Khối Pháp ngữ. Đó cũng là mong muốn của Chính phủ Việt Nam nói riêng và Khối Pháp ngữ nói chung, là nội dung trọng tâm trong Chiến lược kinh tế Pháp ngữ, đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Dakar, Senegal vào tháng 11 năm 2014.

Phát biểu bằng tiếng Pháp tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, không thể phủ nhận nhận vai trò quan trọng của Tổ chức Pháp ngữ trong giải quyết các vấn đề toàn cầu về chính trị, văn hoá, xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Tổ chức Pháp ngữ và các nước thành viên còn đang ngày càng nỗ lực và quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế, coi vấn đề này như một trụ cột quan trọng và sống còn của Tổ chức, tăng cường vị thế quốc tế của Cộng đồng Pháp ngữ . Chiến lược kinh tế Pháp ngữ đặt ra hướng hành động “củng cố và xây dựng không gian kinh tế Pháp ngữ trở thành không gian ưu tiên của trao đổi, hợp tác và đoàn kết”; dựa vào các cơ chế hợp tác sẵn có trong khối: Bắc – Nam, Nam – Nam và hợp tác ba bên Nam – Bắc – Nam.

Tiềm năng phát triển kinh tế trong khối Pháp ngữ là rất lớn, khi 80 quốc gia thành viên và quan sát viên tạo thành một thị trường rộng lớn với hơn 900 triệu người tiêu dùng, chiếm 13,2% dân số thế giới và khoảng hơn 13% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Trao đổi thương mại giữa các nước thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ năm 2015 tăng lên hơn 688 tỷ USD và chiếm khoảng 20% trao đổi thương mại của thế giới. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá có nhiều tiềm năng lớn và yếu tố đột phá để phát triển kinh tế, tạo động lực phát triển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và cho khối Pháp ngữ.

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Cộng đồng Pháp ngữ, một đối tác ưu tiên, một tổ chức quốc tế hiệu quả, đã và đang giúp Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào những nỗ lực vì một Cộng đồng Pháp ngữ ngày càng đoàn kết và vững mạnh hơn.

Với tiềm năng và thế mạnh của mình, Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước thuộc khối Pháp ngữ, sẵn sàng làm cầu nối của khối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thế giới trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế Pháp ngữ.

Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khối Pháp ngữ hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời hy vọng rằng Tổ chức Pháp ngữ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong các hoạt động kết nối, thúc đẩy hợp tác kinh tế với doanh nghiệp trong khối.

Facebook Comments