Những điều cần lưu ý khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ
wb-1474946024832
Ngân hàng Thế giới: “Đã đến lúc Việt Nam không thể làm nông nghiệp theo cách cũ”
27/09/2016
174802_detmay-151024
Nắm chắc cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU
28/09/2016

Những điều cần lưu ý khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ

????????????????????????????????????

????????????????????????????????????

https://www.facebook.com/DEKS-AIR-Vietnam-CARGO-438424506365653/

Hoa Kỳ được xem là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nhưng với những luật lệ khắt khe, thị trường này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa thực sự am hiểu.

Với 50 bang, 50 Luật, đôi khi Luật của mỗi bang lại vượt cả quy định của Luật Liên bang. Vì vậy, để thâm nhập và khẳng định vị thế trên thị trường Hoa Kỳ, hơn bất cứ ở thị trường nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này. Đây là những chia sẻ của nhiều chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Tìm hiểu các luật, chính sách Thương mại và Đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ” do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 27-9.

Doanh nghiệp mù mờ thông tin

Hơn bao giờ hết, DN xuất khẩu Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng khi các hiệp định thương mại lớn đã và đang có hiệu lực. Một ngịch lý đang tồn tại là nhiều DN vẫn kêu thiếu thông tin. Đại diện công ty Mây Tre Đan (Bến Tre) cho biết: Công ty đang tìm cách xúc tiến để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện công ty rất mù mờ về các quy định khi xuất vào thị trường này. Công ty mới chỉ nắm được thông tin chung chung khi xuất khẩu ra thị trường thế giới là cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, cấp phép xuất nhập khẩu mà rất thiếu thông tin về những quy định, những điều khoản cụ thể của những định chế quốc tế trên.

Ông Lê Phước Tính, Trưởng phòng xuất khẩu gạo của công ty Minh Hiền (Đồng Nai) cũng cho biết: công ty ông rất mù mờ về thông tin chất lượng hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, không biết chất nào nằm trong danh mục cấm của nước bạn, tỉ lệ là bao nhiêu… bởi thị trường này đưa ra rất nhiều rào cản, trong khi DN không thể cập nhật hết các quy định mới phát sinh. Nên có chuyện DN chuyển hàng qua thì bị giữ lại để chờ kiểm định chất lượng. Buồn hơn là với những lô hàng không đạt chất lượng, DN phải chuyển về nước.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian qua đã tăng trưởng mạnh mẽ, song nhiều ý kiến cho rằng, DN Việt Nam vẫn chưa hưởng trọn “miếng bánh ngon” không chỉ do cạnh tranh, do các rào cản thị trường mà còn do chính những bất cập nội tại của DN. Giải thích rõ hơn, Luật sư Dương Đạt Ken, Luật sư điều hành công ty luật TDL International Law Firm (Hoa Kỳ) cho hay: Hoa Kỳ là một trong những nước áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa nhập khẩu. Trong đó, có hàng Việt Nam, mà điển hình nhất là thủy sản. Nếu hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này không tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và đăng ký cơ sở sản xuất, không những hàng hóa sẽ bị thu giữ hoặc tiêu hủy mà DN có thể bị phạt, thậm chí bị khởi tố hình sự.

Xem kỹ các hợp đồng khi ký kết

 Thông thường, các công ty Hoa Kỳ chỉ tập trung vào những bộ phận, những linh kiện cốt lõi nhất của sản phẩm, còn lại những bộ phận đơn giản, họ có thể đặt gia công nước ngoài hoặc đặt mua ở nước ngoài. Trong điều kiện các DN Việt Nam chưa có khả năng thiết kế, phát triển sản phẩm, chưa có thương hiệu riêng, thì chúng ta nên tập trung vào việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến sản xuất để làm thế nào có thể tạo ra những sản phẩm cạnh tranh theo hợp đồng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và giao hàng đúng hạn với chất lượng đảm bảo để chúng ta có hợp đồng ổn định sản xuất lâu dài.

Luật sư Dương Đặt Ken, cho biết them: DN Việt Nam phải tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung và về xuất nhập khẩu nói riêng; nỗ lực đầu tư mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu, đảm bảo giá cạnh tranh và thời gian giao hàng đúng hạn. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Hoa Kỳ và các DN thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Do vậy, khi ký hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ, các DN Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo hợp đồng có thể tái ký kết và được sửa đổi điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý trong trường hợp có tranh chấp. Trước các tình huống dẫn đến kiện tụng, các DN cần bình tĩnh và nên tích cực hợp tác. Để từng bước thâm nhập và tiến tới một vị trí trên thị trường Hoa Kỳ các DN Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này.

 

Facebook Comments