Hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh rủi ro khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
moitruongdautuvietnamhiennaygiongthailan20namtruoc-1475741574023
Thêm cơ hội cho hàng hóa Việt tại LB Nga
07/10/2016
lamborghinigallardopresente_jkez
Định mức miễn thuế xuất nhập khẩu đối với quà biếu, tặng
07/10/2016

Hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh rủi ro khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

xuatkhau1512
https://www.facebook.com/DEKS-AIR-Vietnam-CARGO-438424506365653/

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về giải pháp giải quyết tranh chấp thương mại và những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng xuất – nhập khẩu, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hội thảo “Phòng tránh rủi ro và giải quyết tranh chấp trong mua – bán quốc tế” tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 6/10.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu gần đây, không ít doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro khi bán hàng hoặc mua hàng của đối tác nước ngoài; trong đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo, tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ… thường xuyên đối mặt với tình trạng đối tác không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Đồng thời, do vội vã trong việc xúc tiến làm ăn, nên dẫn đến nhiều sơ hở trong các điều khoản hợp đồng và chịu thiệt thòi khá lớn.

Điển hình, theo phản ánh từ các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Điều Việt Nam, kể từ đầu năm đến nay, một số nhà cung cấp điều ở châu Phi sau khi ký hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam đã không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký. Trong đó, các đối tác ở châu Phi chậm giao hàng, giao hàng kém chất lượng, hủy ngang hợp đồng nhưng không trả tiền cọc…

Trước tình trạng trên, bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng khoa Luật, trường Đại học Ngoại thương, cho rằng trong các vụ tranh chấp thương mại đã xảy ra tại Việt Nam thì nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao là do chất lượng hàng hóa. Do đó, khi thực hiện các hợp đồng mua – bán, doanh nghiệp cần xem xét kỹ cách quy định về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng, quy định về kiểm tra phẩm chất hàng hóa.

Từ những vụ tranh chấp thương mại mà doanh nghiệp Việt Nam vướng phải cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp này thiếu kinh nghiệm xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng xuất – nhập khẩu và lúng túng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hiện tại doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của các trọng tài thương mại, tham vấn quy định pháp luật trong ký kết hợp đồng thương mại, nên khi xảy ra tranh chấp thương mại thường yếu thế so hơn so với đối tác.

Theo ông Vũ Xuân Phong, Phó Chủ tịch VIAC, khi vướng phải các tranh chấp thương mại thì doanh nghiệp nên tìm đến sự hỗ trợ của trọng tài thương mại để có những giải pháp giải quyết hiệu quả và giảm thiệt hại.

Các Hiệp định Thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu… nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều tranh chấp thương mại.

Từ ngày 1/1/2017, Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua – bán hàng hóa quốc tế (còn gọi là Công ước Viên hay CISG) sẽ có hiệu lực tại Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề như rà soát hợp đồng xuất nhập khẩu của mình để đảm bảo phù hợp và tận dụng tốt các lợi ích từ Công ước này.

Hiện nay, Công ước CISG có 85 quốc gia thành viên, trong đó có hầu hết các bạn hàng lớn của Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Canada…/.

Facebook Comments