Chủ hàng Việt phải đổi hãng tàu hoặc xuất Air khi đại gia Hanjin phá sản
download
Hoàn thuế điện tử, lợi ích doanh nghiệp
01/09/2016
a543e54aa0d0a339352a365294e85e0f_Xuat_khau_sang_UAE
Thị trường UAE: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu
05/09/2016

Chủ hàng Việt phải đổi hãng tàu hoặc xuất Air khi đại gia Hanjin phá sản

Hanjin Shipping's container terminal is seen at the Busan New Port in Busan, about 420 km (261 miles) southeast of Seoul, August 8, 2013. REUTERS/Lee Jae-Won/File Photo

Hanjin Shipping's container terminal is seen at the Busan New Port in Busan, about 420 km (261 miles) southeast of Seoul, August 8, 2013. REUTERS/Lee Jae-Won/File Photo

https://www.facebook.com/DEKS-AIR-Vietnam-CARGO-438424506365653/

Việc đệ đơn phá sản của Hãng tàu biển Hanjin Shipping Global (Hàn Quốc) sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Theo Bộ Công Thương, Văn phòng đại diện của Hãng tàu biển Hanjin Shipping Global (Hàn Quốc) tại Việt Nam đã có thông báo về việc dừng nhận booking hàng hóa mới kể từ ngày 31/8/2016.

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cho biết, việc đại gia vận tải lớn nhất Hàn Quốc tuyên bố phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận hang hoá xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

Vì thế, cơ quan này khuyến cáo các doanh nghiệp, với những lô hàng nhập khẩu đã cập cảng, khẩn trương hoàn thành thủ tục nhận và thông quan, giải phóng hàng ra khỏi container của Hanjin.

 

 

Đối với các lô hàng xuất khẩu đã đưa vào container của Hanjin, doanh nghiệp cần nhanh chóng lấy hàng và liên hệ với đối tác nước ngoài để có phương án lựa chọn, thay đổi hãng tàu cũng như lịch booking hàng hóa.

Đối với các lô hàng đang được chuyên chở trên tàu của Hanjin, chủ hàng sẽ tiếp tục làm việc với Văn phòng đại diện của Hanjin tại Việt Nam để theo dõi lịch trình và phối hợp với đối tác nhập khẩu để có phương án nhận hàng tại cảng.

“Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cảng vụ có phương án bố trí phương tiện hợp lý và điều tiết kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp, tránh ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng hóa và gây ùn tắc tại các cảng biển”, lãnh đạo Cục Xuất khẩu cho biết.

Trước đó, theo Reuters ngày 31/8, Hanjin Shipping, hãng vận tải biển lớn nhất tại Hàn Quốc đã nộp đơn xin toà án thụ lý tài sản. Động thái này diễn ra sau khi ngân hàng quyết định chấm dứt hỗ trợ tài chính cho Hanjin và tàu của Hanjin bị từ chối tiếp nhận tại một loạt cảng biển lớn ở Trung Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ….

Hanjin là hãng vận tải tàu container lớn thứ 7 thế giới. Đây có thể là vụ phá sản lớn nhất từ trước đến nay trong ngành vận tải biển thế giới, vượt qua vụ phá sản của hãng United States Lines vào năm 1986.

Ngành vận tải biển toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn do dư thừa công suất và nhu cầu suy giảm do sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu. Trong nửa đầu năm nay, Hanjin lỗ ròng 437 tỷ Won, tương đương 423 triệu USD.

Năm 2015 là năm chật vật của ngành vận tải biển thế giới. Nhưng tình hình cũng không mấy sáng sủa trong năm nay, khi theo dự báo của hãng tư vấn Drewry, ngành vận tải biển có thể lỗ tới hơn 5 tỷ USD.

Facebook Comments