Vì lợi nhuận trước mắt nhiều doanh nghiệp nhận trái đắng
thuysan2_iraq
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định TPP
17/10/2016
160343_10-10-gg-dn-vn-mexico
Việt Nam – Mexico, kết nối điểm cầu giữa ASEAN và Châu Mỹ Latinh
17/10/2016

Vì lợi nhuận trước mắt nhiều doanh nghiệp nhận trái đắng

photo-0-1476662851688
https://www.facebook.com/DEKS-AIR-Vietnam-CARGO-438424506365653/

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam “tham bát bỏ mâm”, lóa mắt bởi lợi ích trước mắt như ham giá cao, quá tin tưởng vào đơn vị môi giới, bỏ qua tiểu tiết trong hợp đồng…Khi phát hiện bị lừa, doanh nghiệp (DN) rơi vào cảnh “tiền mất tật mang.

Không đòi được nợ, mất thêm tiền đi kiện.

Vừa qua, hàng loạt DN xuất khẩu gỗ, trong đó có Cty TNHH Gia Hân (TPHCM) gửi đơn tố cáo ông Otto De Jager, Tổng Giám đốc Cty Global Home S.R.O (quốc tịch Cộng hòa Czech) quỵt tiền. Năm 2012, Global Home ký hợp đồng cung cấp đồ gỗ với Gia Hân.

Số tiền đặt cọc ban đầu 10.000 USD. Ký hợp đồng xong, 2 – 5 nhân viên kiểm soát chất lượng (QC) của Global Home ở tại xưởng của Gia Hân cùng làm, kiểm tra và đóng hàng hóa. Tiền hàng được thanh toán theo hình thức trả trước 40%, gối lại 60% (thanh toán sau 37 ngày kể từ khi xuất hàng).

Khi số tiền hàng nợ gối nhau qua các đơn hàng quá lớn và nhiều lần yêu cầu nhưng không được thanh toán, Gia Hân đành tố cáo Global Home. Lúc này, Gia Hân mới phát hiện điều khoản bất lợi trong hợp đồng đã ký. Như việc chỉ định cơ quan tài phán là trung tâm trọng tài quốc tế tại Hong Kong, áp dụng luật Vương quốc Anh.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Cty Luật Hợp danh Thiên Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Gia Hân chỉ là một trong số rất nhiều DN Việt chưa hiểu khó khăn của việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Riêng tiền thuê luật sư ở Hồng Kông từ 2.200 – 2.500USD/giờ. Chưa kể, bản thân chủ DN, người đại diện sẽ phải tốn chi phí, công sức đi lại.

“DN thiệt hại kép vì chưa đòi được nợ, phải rút thêm tiền túi thuê đơn vị tư vấn pháp lý. Thời gian có được phán quyết cần 3- 6 tháng, thậm chí cả năm. Có phán quyết của trọng tài lại gặp phải câu chuyện thực thi phán quyết đó. Lúc này, DN mất luôn cả niềm tin khi làm việc với đối tác nước ngoài. Đây là một hệ lụy lớn hơn nhiều so với mất hợp đồng”, Luật sư Truyền cho biết.

Bị ru ngủ bởi những lời hứa hẹn

Bộ Công Thương cho biết, đã nhiều lần cảnh báo, lưu ý đối với DN xuất khẩu Việt Nam về những hình thức lừa đảo, gian lận. Nhưng do chủ quan, tâm lý hám lợi, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế nên nhiều DN bị lừa, thiệt hại nặng trong quá trình giao thương.

Trong vụ việc của DN xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương chỉ ra hàng loạt sai lầm mà DN Việt đang mắc phải: DN ham lợi nhuận lớn (lên đến gần 50%) nên ký ngay đơn hàng đầu tiên trị giá lớn với khách hàng giao dịch lần đầu. DN cũng không kiểm tra kỹ về ngân hàng phát hành L/C, cho khách hàng mở L/C tại một ngân hàng nhỏ không có trong danh sách ngân hàng tín nhiệm quốc tế; hàng hóa chuyển đến địa chỉ tại một nước khác. Cùng đó là nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu non kém, bị ru ngủ bởi những lời hứa hẹn, cam kết của bên mua…

“Hiện giá cả hầu hết hàng hóa đều cập nhật trên trang web quốc tế. Với đơn hỏi mua hàng trả giá cao quá (hoặc đơn bán hàng chào giá thấp quá so với mặt bằng), DN hết sức lưu ý, kiểm tra kỹ độ tin cậy để tránh bị lừa”, Bộ Công Thương khuyến cáo.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng, một trong những điểm yếu của DN xuất khẩu Việt là thường không tập trung vào những điều khoản rất nhỏ trong hợp đồng. Xảy ra chuyện, DN thua ngay từ khi ký hợp đồng nên không dám khởi kiện hay dùng những biện pháp pháp lý khác.

Facebook Comments