Hanjin phá sản, cước vận tải thế giới tăng vọt
Triển khai chính sách mới về miễn thuế xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường G20
08/09/2016
Chính ngạch chưa thông, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc gặp khó
Chính ngạch chưa thông, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc gặp khó
09/09/2016

Hanjin phá sản, cước vận tải thế giới tăng vọt

van-tai-bien-quoc-te-cua-viet-nam-se-dat-40-46-trieu-tan-1
https://www.facebook.com/DEKS-AIR-Vietnam-CARGO-438424506365653/

Ngành vận tải thế giới nhận tin dữ khi tập đoàn vận tải lớn thứ 7 thế giới Hanjin (Hàn Quốc) tuyên bố phá sản, ảnh hưởng tới nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên toàn cầu.

Ngày 31/8, Tập đoàn Vận tải Hanjin lớn nhất Hàn Quốc và đứng thứ 7 thế giới nộp đơn xin phá sản và được Tòa án Trung ương Seoul chấp thuận. Theo đó, tập đoàn này vẫn thực hiện nốt các đơn hàng cũ bình thường; nhưng ngừng nhận đơn vận tải mới trong khi tòa tìm cách thanh lý tài sản để trả cho các chủ nợ. Tòa án Seoul sẽ sớm quyết định liệu tài chính của Hanjin có thể thanh khoản hoặc có thể sống sót sau khi tái cơ cấu hay không, theo thông báo của Hanjin.

Việt Nam cũng là một trong những nước thuê tàu của Hanjin. Lượng vận tải của hãng này chiếm 5% thị phần vận chuyển hàng hóa trên thị trường Việt Nam. Tại Mỹ, hãng này cũng chiếm 7% thị trường vận tải. Để bảo vệ tàu thuyền và các tài sản khác không bị chủ nợ thu giữ, Tập đoàn Hanjin có kế hoạch nộp đơn xin bảo vệ phá sản tại 10 nước trên thế giới bao gồm: Canada, Đức, Anh. Trước đó, Hanjin đã thực hiện thủ tục này tại Tòa án Phá sản Mỹ. Tới đây, Hanjin muốn mở rộng quy mô bảo vệ ở nhiều nhất là 43 nước, trong thời gian sớm nhất có thể.

Giá cước vận tải tăng vọt 50%

 Hanjin dừng hoạt động ngay giữa mùa xuất khẩu nhộn nhịp nhất của châu Á khiến các bên giao nhận hàng hóa cùng các hãng vận tải chật vật tìm hãng thay thế và chắc chắn sẽ phải chấp nhận mức giá “cắt cổ” vì gấp rút. Bà Nina Luu, Đại diện một hãng nhập khẩu chăn, hàng dệt có trụ sở tại California cho biết, khi các vấn đề tài chính của Hanjin được công bố, nhiều hãng vận tải lập tức thông báo tăng giá. “Đúng là một ngày điên cuồng, giá cả vô cùng xấu”, bà Luu nói. Theo bà, sự việc này sẽ khiến giá vận tải đường biển tăng cao, ít nhất là trong ngắn hạn.

Ông Nerijus Poskus, Giám đốc phụ trách giá và cung ứng cho công ty giao nhận hàng, môi giới khách hàng Flexport – có trụ sở tại San Francisco cho biết, chỉ trong một ngày kể từ khi thông tin được công bố, giá vận tải một container cao 12m từ Trung Quốc đến Mỹ tăng vọt 50%. Cũng theo ông này, hôm 2/9, giá vận tải từ Trung Quốc đến các cảng bờ Tây tăng từ 1.100 USD/container lên 1.700 USD; Giá vận tải từ Trung Quốc đến bờ Đông của Mỹ tăng từ 1.700 USD/container lên 2.400 USD/container. Ông nhận định, giá tăng một phần vì sắp đến ngày lễ của Trung Quốc – Golden Week (Tuần lễ Vàng) nhưng chủ yếu là do Hanjin nộp đơn xin phá sản. Vị giám đốc dự đoán, giá cả sẽ còn tăng cao kéo dài trong 1 – 2 tháng tới.

Facebook Comments