Ngành hải quan hướng đến giao dịch trực tuyến toàn bộ
nga_eefs
Nga – thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
18/10/2016
images1718088_7b
Cú hích cho xuất khẩu?
19/10/2016

Ngành hải quan hướng đến giao dịch trực tuyến toàn bộ

images672742_2
https://www.facebook.com/DEKS-AIR-Vietnam-CARGO-438424506365653/

Thông tin đột phá về cải cách hành chính của ngành hải quan khi đề ra chỉ tiêu tập trung ứng dụng công nghệ thông tin đến năm 2017 có 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở cấp độ 3 (khai và nộp hồ sơ qua mạng) và 70% dịch vụ công thuộc các lĩnh vực cốt lõi được cung cấp trực tuyến mức độ 4 (tức mức độ cao nhất, doanh nghiệp giao dịch, nộp phí qua mạng). Và phấn đấu đến năm 2020, toàn bộ giao dịch ở ngành hải quan đều thực hiện qua mạng…

Giảm tiếp xúc, bớt tiêu cực

Theo báo cáo, hiện Tổng cục Hải quan có 168 thủ tục hành chính. Trong đó, đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến 58 thủ tục ở mức độ 1 (công khai biểu mẫu qua mạng); 37 thủ tục áp dụng trực tuyến mức độ 2 (có thể tải biểu mẫu và điền thông tin); 1 thủ tục áp dụng trực tuyến mức độ 3 (tải biểu mẫu, điền thông tin và nộp hồ sơ qua mạng) và 72 thủ tục áp dụng trực tuyến mức độ 4 (hoàn toàn thực hiện dịch vụ hàng chính công qua mạng, không tiếp xúc trực tiếp với cán bộ). Có nghĩa là, với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho phép doanh nghiệp thông quan qua mạng internet, nộp thủ tục hành chính thông quan hàng hóa qua mạng; nộp thuế, phí, lệ phí điện tử mà không cần đến cơ quan hải quan. Các dịch vụ công trực tuyến này được cung cấp thông qua Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), Cổng thanh toán điện tử thu thuế xuất nhập khẩu và cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cụ thể, trong năm 2016, ngành hải quan phải hoàn thành việc xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 cho 46 thủ tục hành chính (nâng tổng số thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 là 119/168 thủ tục hành chính, chiếm 71%) và 114/168 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4 (chiếm 68%). Nếu triển khai đầy đủ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 trên Cơ chế một cửa quốc gia, thì hồ sơ do doanh nghiệp nộp, xuất trình sẽ được đơn giản hóa và điện tử hóa. Điều đó giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp…

Từ một cửa quốc gia, hướng ra quốc tế…

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho thông quan điện tử của ngành hải quan đã được Chính phủ đánh giá tích cực. Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển đã giảm thời gian thông quan hàng hóa từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với hàng xuất khẩu, 13 ngày đối với hàng nhập khẩu, giảm 10%-20% chi phí. Đến nay đã có 10 bộ, ngành tham gia triển khai thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tính đến đầu tháng 8-2016 được trên 150.000 bộ hồ sơ.

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia còn giúp doanh nghiệp rút ngắn được khoảng 4/5 thời gian làm thủ tục ở hải quan; còn đối với các bộ, ngành thì rút ngắn từ 15%-30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Nhưng quan trọng nhất là thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, doanh nghiệp không phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính nên giảm bớt phiền hà, tiêu cực. Chi phí chuẩn bị hồ sơ được giảm bớt và thời gian chuẩn bị hồ sơ được rút ngắn.

Facebook Comments